5 điều cần làm để giảm thiểu bệnh tim

Chỉnh sửa lần cuối :01/11/2016

TP - Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) đã đưa ra khuyến cáo những kinh nghiệm cần thiết để giúp mọi người hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim, căn bệnh có tỷ lệ người tử vong cao nhất thế giới hiện nay.

1. Đề phòng các triệu chứng bất thườngHầu hết những người đàn ông khi mắc bệnh tim thường thấy đau tức ngực, khó thở, hụt hơi trong khi đó ở phụ nữ lại có những dấu hiệu khác hẳn, vì vậy việc phát hiện sớm nguy cơ ở phụ nữ khó khăn hơn.

Theo nghiên cứu ở những người phụ nữ đã qua khỏi sau các cơn đau tim cho thấy triệu chứng thường gặp là mắc chứng khó ngủ, mệt mỏi bất thường trước một tháng khi diễn ra cơn đau tim.

Mặc dù không được xem là yếu tố truyền thống nhưng stress được xem như thủ phạm rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tim.

2. Nên đi khám bệnh nếu phát hiện thấy các triệu chứng nói trên

Khi đi khám bệnh nên nói cho bác sĩ biết tiền sử mắc bệnh, như bệnh cao huyết áp, đau tim, đột quỵ mà những thành viên trong gia đình đã mắc phải. Riêng phụ nữ cần chủ động hơn trong việc đi khám bệnh.

Trong thực tế có những bác sĩ được đào tạo bài bản nhưng lại ít có kinh nghiệm nhận biết được các triệu chứng ở phụ nữ nên đôi khi chủ quan có thể làm gia tăng nguy cơ lâm bệnh.

3. Kiểm tra hàm lượng cholesterol trong máu

Nếu sức khỏe tốt, chỉ số cholesterol toàn phần (dân gian quen gọi là mỡ máu) sẽ nhỏ hơn 200, nếu trên mức này là lúc cần thay đổi lối sống hoặc cũng có thể dùng thuốc statins để giảm cholesterol.

Statins là nhóm thuốc được sử dụng theo đơn của bác sĩ, tuy giá thành có đắt nhưng lại có tác dụng làm giảm bệnh và cứu sống người.

Hiện nay người ta thường thử máu để biết chỉ số cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL).

Giới chuyên môn cho rằng ăn uống khoa học, cân bằng và năng luyện tập sẽ làm tăng HDL và làm giảm LDL và uối cùng làm giảm bệnh.

4. Làm một số phép thử test máu bổ sung

 

Một số phương pháp thử test mới như Homocystene và C-Reactive Protein có tác dụng rất tích cực trong việc hạn chế rủi ro mắc bệnh tim, tuy nhiên đây là những phép thử tương đối mới nên còn rất ít người áp dụng.

Trường hợp thử máu không yên tâm hoặc nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh tim, bản thân mắc hội chứng chuyển hóa (MS) thì nên tư vấn bác sĩ làm thêm 2 phép thử (test) nói trên.

5. Nếu biết bản thân có rủi ro mắc bệnh cao thì nên đi khám sớm

Những người biết bản thân có rủi ro mắc bệnh cao thì nên đi khám kỹ thuật EKG (điện tâm đồ) để đánh giá nhịp tim.

Đây là phương pháp đơn giản và dễ nhận biết kết quả, đặc biệt là sự cố loạn nhịp tim, hay động mạch bị chặn và những vấn đề nan y khác. Nếu qua điện tâm đồ cho kết quả bất thường thì người ta có thể làm tiếp thử stress bằng siêu âm.

Phương pháp thử stress tuy có đắt tiền nhưng lại cung cấp những thông tin quý báu. Nếu phát hiện những vấn đề bất thường thì tiếp theo có thể áp dụng kỹ thuật thông tim, đây là phương pháp xâm hại, gây đau.

Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ rạch một lỗ nhỏ ở động mạch đùi và lồng một chiếc ống vào trong động mạch, bơm chất nhuộm vào để quan sát đường đi của máu và quan sát qua một màn hình đặc biệt, tuy mang tính thâm nhập nhưng nhờ gây tê nên cũng không đau và thường áp dụng cho các bệnh nhân ngoại trú.